Trong quá trình hoạt động CPU hay một số linh kiện điện tử hoạt động trong máy đều có thể sản sinh ra nhiệt. Nhiệt độ cao diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cũng như là tuổi thọ của CPU. Vậy nhiệt độ ổn định của CPU máy tính ở tác vụ bao nhiêu là đủ? Cách kiểm tra cũng như tác hại của CPU khi quá nhiệt là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ qua bài biết sau đây nhé.
CPU là gì? Tại sao phải kiểm tra nhiệt độ CPU?
CPU – Central Processing Unit là bộ xử lý trung tâm, đây được xem như là bộ não của máy tình. Bởi vì CPU có thể xử lý, tính toán cũng như là điểu khiển toàn bộ hoạt động của hệ thống máy tính theo yêu cầu của con người. Một CPU ngoài các vi xử lý còn có chip vi mạch và một số bộ phận như khối điều khiển CU – Control Unit; khối tính toán ALU – Arithmetic Logic Unit; các thanh ghi Registers; bộ nhớ hứa mã máy của CPU;…
Trong quá trình hoạt động, CPU và các linh kiện điện tử trong máy tính sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng, lượng nhiệt năng này tích tụ một lượng đủ lớn sẽ tạo ra tình trạng quá nhiệt. Hiện tượng quá nhiệt này tích tụ lâu dài sẽ khiến cho máy tính xảy ra hiện tượng treo hay tự khởi động lại đột ngột.
Cũng vì hiện tượng này khiến cho CPU bị giảm tuổi thọ, về lâu dài sẽ khiến cho các vi mạch xử lý bên trong bị cháy và dẫn tới hỏng CPU. Lỗi máy tính bị “màn hình xanh” cũng xuất phát từ việc CPU bị quá tải nhiệt. Vì vậy, người dùng cần phải kiểm tra nhiệt độ của CPU để có biện pháp khắc phục tình trạng này kịp thời.
Nhiệt độ ổn định của CPU máy tính ở các tác vụ là bao nhiêu?
Tùy theo mỗi chiếc CPU của mỗi hãng sản xuất mà sẽ có nhiệt độ ổn định ở mỗi tác vụ khác nhau. Trước tiên, nếu xem xét hoạt động của CPU của hãng Intel, có thể thấy nhiệt độ trung bình của một chiếc CPU khi nhàn rỗi là từ 28 – 41 độ C. Khi thực hiện các tác vụ thì nhiệt độ của CPU phát ra ở khoảng 47 – 65 độ C và nhiệt độ tối đa mà chiếc CPU này tỏa ra sẽ là ở khoảng 65 – 85 độ.
Nhưng đôi khi, đối với CPU của Intel, người ta cũng đo được nhiệt độ ở gần 100 độ C nếu nhiệt độ tỏa ra nhiều. Cũng không cần quá lo lắng vì đây chỉ là tình trạng xảy ra khi CPU hoạt động với công suất liên tục. Tuy nhiên nếu điều này thường xuyên xảy ra thì cần kiểm tra lại.
Đối với thương hiệu của AMD, CPU có nhiệt độ trung bình ở chế độ nhàn rỗi là khoảng từ 28 – 40 độ C, từ khoảng 45 – 60 độ C là nhiệt độ trung bình của CPU khi thực hiện tác vụ. Và nhiệt độ tối đa mà CPU này tỏa ra là từ 61 – 74 độ C.
Để tránh tình trạng quá nhiệt diễn ra đối với CPU mà bạn đang sử dụng, cần lưu ý theo dõi nhiệt độ của CPU thường xuyên và chú ý đến những điều sau:
+ Bố trí thùng máy và quạt tản nhiệt để tạo ra luồng khí ra vào phù hợp cho CPU. Đối với một chiếc CPU nào cũng vậy, việc lắp quạt tản nhiệt là điều cần lưu ý để lắp đặt ngay từ những ngày đầu mua CPU.
+ Tốt hơn hết là bạn cần bật tính năng cảnh báo quá nhiệt trong Bios. Chức năng tự động tắt máy khi CPU quá nhiệt cũng là một gợi ý tốt mà bạn nên làm.
Nhiet-do-on-dinh-cua-CPU-may-tinh-o-cac-tac-vu-la-bao-nhieu-5
+ Nếu thường xuyên làm việc trong một môi trường nóng nực hay có nhiều bụi bậm thì bạn cần vệ sinh thùng máy 3 tháng một lần.
+ Việc thay keo tản nhiệt và vệ sinh máy 6 – 12 tháng một lần cũng giúp cho CPU giảm đi được tình trạng nóng máy.
Trên đây là tổng hợp những thông tin mà hầu hết người dùng máy tính nào cũng cần biết khi kiểm tra nhiệt độ CPU. Việc thường xuyên kiểm tra nhiệt độ CPU kể cả lúc bình thường hay đang hoạt động là đều nên làm để có cách xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn kéo dài được tuổi thọ máy tính, tiết kiệm chi phí và có thể chăm sóc máy tính tốt hơn.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Top 20 đồ gia dụng nhà bếp thông minh giúp nấu ăn dễ dàng
>> Top những món đồ chơi công nghệ được ưa chuộng nhất
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi
0 comments:
Post a Comment