Trên máy tính có rất nhiều bộ phận, phối hợp với nhau tạo nên luồng xử lý và hoạt động. Nhưng để bóc ra một bộ phận quan trọng nhất phải kể đến CPU. CPU có vai trò như cơ quan đầu não của máy tính, tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động thông qua xung nhịp. Vậy xung nhịp CPU máy tính là gì và thắc mắc liệu có nên ép xung CPU hay không sẽ được gỡ rối.
Xung nhịp CPU máy tính là gì?
Trên hệ thống của máy tính có hiển thị cho bạn đầy đủ các thông số về khả năng xử lý hoạt động. Chúng là những thông tin đáng giá biểu thị cho khả năng xử lý dữ liệu của máy tính. Tốc độ xung nhịp CPU máy tính là biểu thị của số chu kỳ mà CPU có thể thực thi được trên mỗi giây, lấy đơn vị Hz làm đơn vị.
Nếu như tốc độ xung nhịp càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng nhanh, máy tính cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ngày nay với vi xử lý đa lõi thì ứng dụng của tốc độ xung nhịp chỉ đúng một phần nào về tốc độ xử lý của máy tính.
Vì thế, kết luận rằng tốc độ xung nhịp khác với số nhân. Số nhân giải quyết cho bạn những tác vụ ít phổ biến và tốn thời gian, nhưng để đảm bảo cho việc tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt tốc độ xung nhịp không được nhầm với tốc độ Bus – yếu tố để PC có thể giao tiếp với thiết bị ngoại vi.
Xung nhịp ảnh hưởng đến quá trình chơi game như thế nào?
Nếu bạn đã thử qua các ứng dụng test CPU, khi một vi xử lý có tốc độ xung nhịp cao thì sẽ dễ dàng vượt qua bài test với số điểm cao chót vót. Nhưng nếu ứng dụng vào một tựa game thật sự thì sẽ như thế nào?
Hiển nhiên số điểm xung nhịp của CPU chỉ một phần nào đóng góp vào quá trình chơi game. Điều đó còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như số nhân. Cần sự phối hợp của nhân để giúp cho luồng dữ liệu được xử lý mượt mà hơn.
Hiện nay, tốc độ xung nhịp dao động ở mức 3.5 GHz đến 4.0 GHz được xem là tốc độ xung nhịp tốt. Nhưng con chip đó cũng cần có hiệu năng đơn nhân tốt. CPU đó phải gánh được các tác vụ đơn lẻ.
Có nên ép xung CPU hay không?
Lang thang trên internet, bạn đã không ít lần nhìn thấy cụm từ “ép xung” và những lời khuyên tăng xung cho điện thoại, máy tính khiến bạn phải nghi ngờ. Vậy ép xung thực chất là gì và có nên ép xung CPU cho máy tính hay không?
Hiểu đơn giản, ép xung chính là tăng tốc độ xung nhịp CPU để tăng sức mạnh cho khả năng xử lý. Hiện, có hai cách làm để ép xung bao gồm ép xung tự động và ép xung thủ công.
Ép xung tự động hiện khá đơn giản, chỉ cần một cú click chuột bởi ứng dụng nào đó. Còn ép xung thủ công sẽ cho phép bạn điều chỉnh được cài đặt của CPU.
Nhưng ở bước can thiệp vào điều chỉnh cấu hình của CPU luôn có lời can ngăn như: làm hư hỏng chip CPU về lâu dài. Ép xung quá mức sẽ khiến cho CPU hoạt động quá tải, kéo theo các linh kiện liên quan khác như pin bị giảm tuổi thọ.
Nhìn chung, ép xung là phương pháp tuyệt vời để bạn phát huy được tối đa tiềm năng của chiếc máy tính, nhưng nó cũng mang đến nhiều rủi ro rằng làm tổn hại đến phần cứng. Thực tế, ép xung trên những chiếc laptop kèm theo nhiều rủi ro hơn so với PC vì hệ thống tản nhiệt trên laptop bị hạn chế. Vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thao tác ép xung.
Trên đây là nội dung là làm rõ về xung nhịp CPU và thực trạng ép xung được khuyên răng trên internet. Suy cho cùng ép xung không hẳn là xấu, có thể biến CPU cũ kỹ thành một quái vật nhưng nếu laptop của bạn được trang bị đầy đủ khả năng làm mát bởi nhiệt lượng khổng lồ được tỏa ra. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Top 20 đồ gia dụng nhà bếp thông minh giúp nấu ăn dễ dàng
>> Top những món đồ chơi công nghệ được ưa chuộng nhất
>> Trên tay Galaxy A52 5G: Phiên bản nâng cấp với màn hình 120 Hz, chip Snapdragon 750G và thiết kế không đổi
0 comments:
Post a Comment