10 điều cần tránh trong buổi phỏng vấn xin việc mà bạn cần biết

Để có được một buổi phỏng vấn xin việc thành công bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ đặc biệt là đối với những nhà tuyển dụng khó tính. Để làm được điều đó bạn cần tham khảo qua 10 điều cần tránh trong buổi phỏng vấn xin việc sau đây:

Ảnh: Minh họa

1 Không tìm hiểu về công ty

Trong quá trình phỏng vấn xin việc, chắc chắn bạn sẽ được yêu cầu hỏi nhà tuyển dụng một vài câu hỏi. Đây là cơ hội hoàn hảo để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về vị trí công việc đang ứng tuyển; cũng như biết nhiều hơn về những hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị mất điểm khi hỏi về một điều gì đó mà bạn chưa thực sự tìm hiểu kỹ càng trước đó.

Do vậy, trước buổi phỏng vấn, bạn cần đọc trước những thông tin cơ bản về công ty trên website, tìm hiểu nhiệm vụ, sứ mệnh của tổ chức và đọc kỹ phần mô tả cụ thể của công việc đang ứng tuyển. Nếu muốn có sự chuẩn bị tốt hơn, bạn có thể đọc những tin tức gần đây của công ty để nắm tình hình và trao đổi thêm với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.

2 Đến trễ

Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu bạn đến trễ trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không coi trọng buổi phỏng vấn. Làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ trong những ngày sau?

Để không mắc phải lỗi này, bạn nên xem bản đồ đường đi đến địa điểm phỏng vấn trước ít nhất một ngày. Bạn cũng có thể sử bản đồ và tìm đường đi để đảm bảo không bị lạc. Tốt nhất là trước ngày phỏng vấn bạn nên tranh thủ thời gian để đến nơi phỏng vấn trước để xem thời gian đến đó là khoảng tầm bao lâu. Cân chỉnh thời gian dự phòng, đảm bảo đầy đủ nhiên liệu để không bị hết xăng giữa đường nhé!

3 Không ăn mặc phù hợp với buổi phỏng vấn

Trong khi bạn và nhiều người luôn mặc định một điều rằng khi đi phỏng vấn phải ăn mặc một cách lịch sự, phù hợp, thì vẫn có những người đến phỏng vấn với những bộ trang phục nhăn nheo, quần jean rách hay để tóc ướt.

Để tạo ấn tượng tốt, trước buổi phỏng vấn, quần áo của bạn dự định mặc nên được giữ sạch sẽ, phẳng phiu, đảm bảo lịch sự và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tránh sử dụng nước hoa quá nồng nặc hay không phù hợp – đó sẽ là điểm trừ của bạn đấy.

4 Có thái độ tiêu cực trong buổi phỏng vấn

Những nhà tuyển dụng luôn mong muốn làm việc với những con người tích cực và những người đồng đội làm việc nhóm hiệu quả. Ngay cả khi bạn được yêu cầu trả lời lý do vì sao bạn lại rời bỏ công việc gần nhất, không nên thêm bất cứ lời bình luận tiêu cực nào trong câu trả lời của bạn. Điều này sẽ khiến bạn trở nên tệ hơn.

Trong quá trình phỏng vấn, tránh phàn này về sếp cũ, đồng nghiệp hay môi trường làm việc trước đó của bạn quá nhiều. Nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ không mong sẽ nghe bạn nói về họ như vậy với một nhà tuyển dụng khác khi bạn không làm việc ở đó nữa.

5 Trả lời rập khuôn

Không có điều gì là sai khi của sự chuẩn bị trước một buổi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, bạn không nên chuẩn bị quá nhiều cho những câu hỏi thông thường bởi vì các nhà tuyển dụng luôn muốn bạn thể hiện con người thật của mình, chứ không phải việc bạn đọc một bài báo nào đó và tìm thấy câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”

Trong quá trình phỏng vấn hãy sử dụng những câu chuyện của chính bạn, liên quan đến công việc mà bạn làm để làm cho những câu trả lời của bạn mang màu sắc của chính bạn nhiều hơn.

6 Không hỏi bất cứ câu hỏi nào
Khi bạn tương tác với một nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn, đó là thời điểm bạn cho họ thấy được sự quan tâm của bạn đến công việc này thực sự như thế nào. Nếu bạn chỉ ngồi đó để trả lời những câu hỏi được đưa ra mà không hỏi bất cứ một câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng chỉ đang trả lời những thứ bạn được chuẩn bị sẵn.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy hỏi những câu hỏi về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. “Tại sao người làm việc tại vị trí này lại rời bỏ công việc?”, “Môt ngày làm việc điển hình của công việc này sẽ như thế nào?” Hãy hỏi những điều đó vào lúc này và những câu hỏi khác để có thể làm rõ hơn những điều mà bạn muốn biết.

7 Trở nên quá áp lực
Phỏng vấn xin việc là một điều quan trọng nhưng đừng để áp lực làm cho tâm trí bạn trở nên sợ hãi và bối rối. Bạn chỉ cần nhớ rằng, nếu bạn không biết hết những câu trả lời cho các câu hỏi trong buổi phỏng vấn thì cũng là điều bình thường thôi.

Do đó, trước ngày phỏng vấn, bạn nên đi ngủ sớm và có một giấc ngủ sâu cho tinh thần minh mẫn. Trong quá trình phỏng vấn, nếu bạn không biết phải trả lời như thế nào cho một câu hỏi nào đó, bạn cũng đừng nên hoảng sợ. Hãy thừa nhận là bạn không chắc về điều đó, nhưng có thể đưa ra suy nghĩ của bạn về nó một cách rõ ràng và phù hợp nhất. Không ai là hoàn hảo cả. Quan trọng nhất là bạn không được nói dối và không “làm màu” câu trả lời của mình.

8 Bạn nói chuyện ngoài lề

Thông thường mọi người thường thích nói về cá nhân và sẽ tiếp tục nói nếu cảm thấy không bị ngăn cản. Điều này có thể gọi là tạm chấp nhận với các phỏng vấn viên nhưng lại không phù hợp khi bạn là người ứng tuyển. Đừng kể lể về bản thân mình quá nhiều, bởi vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để tán gẫu với bạn.

Trong buổi phỏng vấn, bạn nên hạn chế trao đổi về những vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân hay không liên quan. Thay vào đó chỉ nên nói về những thông tin cá nhân khi trả lời một câu hỏi nào đó có liên quan đến mà thôi.

9 Bạn mất tập trung

Có rất nhiều thứ có thể làm bạn mất tập trung. Bạn có thể lo lắng về việc làm sao có thể trả lời những câu hỏi đúng theo yêu cầu, hay tự hỏi buổi phỏng vấn ngày mai cho một công việc khác đang cần bạn phải chuẩn bị. Tuy nhiên, những điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang không quan tâm đến công việc mà bạn đang phỏng vấn.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy giữ cho suy nghĩ của bận tập trung vào buổi phỏng vấn. Mỉm cười và giữ quá trình giao tiếp bằng mắt để tránh mất tập trung.

10 Bạn quên nói cảm ơn

Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để phỏng vấn bạn trong khi vẫn còn rất bận rộn với lịch công tác của mình. Nếu bạn không gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ không làm cho họ cảm thấy được sự cảm kích của bạn cho sự giành thời gian đó. Thêm vào đó, nếu bạn gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ được ghi nhớ nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng – điều này thực sự rất quan trọng trong việc bạn có cơ hội nhận được công việc này.

Sau buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể gửi một email cảm ơn. Hãy đảm bảo là nhà tuyển dụng sẽ nhận được thư cảm ơn này sớm nhất có thể. Và nếu bạn được phỏng vấn bởi một hội đồng, hãy đảm bảo gửi email cho từng người đúng với những nội dung mà bạn mong muốn gửi tới người đó, với những ấn tượng riêng biệt. Điều này sẽ giúp cho mức độ tương tác của bạn với người tuyển dụng tốt hơn.



Theo careerlink



Xem thêm:
- 10 Điều bạn nên thực hiện trước khi bước qua tuổi 25
- 36 bí quyết để sống vui, sống khỏe, sống trẻ, sống đẹp mỗi ngày
- 6 động tác đơn giản với 5 phút tập mỗi ngày giúp hình thể săn chắc
- Những mẹo đi du lịch thỏa thích mà vẫn “siêu tiết kiệm” 
- Những vấn đề liên quan đến chứng rụng tóc, hói đầu ở nam giới bạn cần biết
- Những kiểu tóc nam đẹp và sành điệu cho người ít tóc hoặc bị hói
- Những dấu hiệu sớm của đột quỵ mà bạn cần biết


0 comments:

Post a Comment